Tin mới  
 
England
-> Tin tức - Sự kiện -> Thành quả điều tra tài nguyên rừng

Tổng quan, mục tiêu

Sau 15 năm thực hiện “Chương trình điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc” qua các giai đoạn 1991-1995; 1996-2000; 2001-2005; Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã tập trung lực lượng thực hiện đầy đủ các nội dung mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu. Viện đã tổ chức phân công các Phân Viện tham gia thực hiện từng hạng mục công việc thông qua những văn bản giao việc. Các đơn vị thực hiện thu thập thông tin ngoại nghiệp, dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của Viện thông qua các quy trình, biện pháp kỹ thuật được hội đồng khoa học Viện thông qua. Kết quả được tập trung về văn phòng Viện để xử lý. Những kết quả này được công bố và đưa vào sử dụng phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng ở cấp Bộ, ngành và Trung ương. Nhiều thông tin được đưa vào phục vụ cho công tác quy hoạch, xây dựng các phương án đầu tư phát triển và bảo vệ rừng. Một số thông tin được cung cấp cho các cơ sở sản xuất để theo dõi cập nhật những biến động diện tích rừng trên phạm vi toàn quốc cũng như biến động tài nguyên rừng trên địa bàn các huyện, tỉnh.

          Viện Điều tra Quy hoạch Rừng là cơ quan thực hiện toàn bộ Chương trình ở các năm từ 1991 đến 2000. Từ giai đoạn 3 của Chương trình, Viện ĐTQH Rừng phối hợp với Cục Kiểm lâm, các Chi cục Kiểm lâm địa phương thực hiện Chương trình song song với việc thực hiện Chỉ thị 32/TT-BNN-KL ngày 27 tháng 3 năm 2000 của Bô trưởng bộ NN và PTNT. Những kết quả thu được đã phục vụ tích cực cho việc thực hiện Quyết định 245/1988/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất Lâm nghiệp.

 

Thành quả đã đạt được

 

Chu kỳ I, giai đoạn 1991-1995

+ Viện ĐTQH Rừng sử dụng hệ thống ảnh vệ tinh Landsat TM+ đề xây dựng bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1/250.000 cho vùng và 1/1.000.000 cho toàn quốc, đây là những bản đồ hiện trạng rừng đầu tiên của Việt Nam được xây dựng một cách đồng bộ trên phạm vi toàn quốc.

+ Trên cơ sở thử nghiệm ban đầu, Viện ĐTQH Rừng xây dựng hệ thống định vị 2 cấp (viết tắt là: OSC) dải đều có hệ thống trên diện tích đất có rừng với khoảng cách 8x8 km một ô, tổng số ô được điều tra thu thập thông tin là 1682 ô.

 

+ Xây dựng hệ thống các báo cáo chuyên đề bao gồm:

- Báo cáo điều tra đánh giá diễn biến diện tích rừng,

- Báo cáo lâm học (rừng ngập mặn, rừng trên núi đá vôi)

- Báo cáo thuyết minh bản đồ sinh thái rừng được xây dựng trên cơ sở giải đoán ảnh vệ tinh Landsat TM  tỷ lệ 1/250.000 cho vùng và bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 cho phạm vi toàn quốc;

- Xây dựng bản đồ lập địa cấp II tỷ lệ 1/100.000 cho 40 tỉnh có diện tích rừng lớn.

- Các chuyên đề điều tra đánh giá diễn biến tài nguyên động vật rừng đã góp phần phát hiện ra những loài động vật quý hiếm mới như Sao la, Mang lớn...

- Điều tra đặc điểm kinh tế xã hội và diễn biến diện tích rừng của 50 xã trải dài trên phạm vi toàn quốc...

 

Chu kỳ II giai đoạn 1996-2000

+ Viện sử dụng hệ thống ảnh vệ tinh Spot 1 để giải đoán xây dựng bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng tỷ lệ 1/100.000 cho 40 tỉnh có diện tích rừng lớn, bản đồ hiện trạng rừng tỷ lệ 1/250.000 cho 6 vùng và bản đồ 1/1.000.000 cho toàn quốc.

+ Trên cơ sở kết quả thử nghiệm của chu kỳ I, Viện đã điều tra bổ sung hệ thống ô sơ cấp, với tổng số là 3621 ô theo hệ thống, trên cơ sở hệ thống đã được thiết kế ở chu kỳ I, bằng cách tăng dày số lượng ô với khoảng cách 5,6x5,6 km một ô.

+ Để nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm sinh thái học của rừng Chương trình đã xây dựng, điều tra thu thập thông tin từ hệ thống ô định vị nghiên cứu sinh thái (viết tắt là: ÔĐVNCSTR) bao gồm 73 ô được chọn lựa từ hệ thống ô sơ cấp đại diện cho các trạng thái rừng khác nhau.

+ Các báo cáo chuyên đề được thiết kế phục vụ cho Chương trình 5 triệu ha rừng và theo dõi đánh giá diễn biến tài nguyên rừng bao gồm:

- Báo cáo đặc điểm lâm học các kiểu rừng (Rừng trên núi đã vôi, rừng tre, nứa, rừng ngập mặn, điều tra đánh giá tái sinh phục hồi rừng trên đất trống đồi núi trọc),

- Báo cáo kết quả điều tra theo dõi đánh giá tài nguyên động vật rừng, điều tra đánh giá tài nguyên côn trùng rừng,

- Điều tra đánh giá tài nguyên lâm sản ngoài gỗ,

- Nghiên cứu biến động sinh thái rừng và tác động qua lại với môi trường (khí hậu, thuỷ văn rừng...),

- Xây dựng báo cáo phân cấp phòng hộ rừng đầu nguồn,

- Xây dựng một số biểu thể tích phục vụ cho việc xác định trữ lượng rừng trong công tác điều tra quy hoạch rừng.

Trong chu kỳ I, chu kỳ II, Viện đã sử dụng công nghệ giải đoán ảnh bằng phương pháp thủ công thông qua việc giải đoán của cán bộ có chuyên môn nhiều kinh nghiệp trực tiếp trên ảnh vệ tinh đã được in ra giấy, công nghệ thủ công có lợi thế sử dụng được nguồn nhân lực sẵn có của Viện sau nhiều năm cán bộ đã tham gia giải đoán ảnh máy bay có nhiều kinh nghiệm. Nhược điểm của công nghệ này là tốn nhiều thời gian và công sức chuyển tải từ bản đồ giấy sang bản đồ số, xử lý chồng xếp bản đồ gặp nhiều khó khăn, do vậy mà công tác đánh giá biến động tài nguyên rừng trên cơ sở bản đồ hiện trạng rừng gặp không ít khó khăn.

 

Chu kỳ III giai đoạn 2001-2005,

+ Viện đã tiến hành mua 2 lần ảnh vệ tinh Landsat  ETM + và đã xây dựng được 2 bộ bản đồ tài nguyên rừng vào các năm 2002 và 2004. Kết quả đã góp phần cho việc xây dựng hệ thống thông tin số liệu tài nguyên rừng, phối hợp cùng với Cục kiểm lâm, tư vấn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố số liệu tài nguyên rừng hàng năm từ năm 2002, 2003, 2004.

+ Để đánh giá tài nguyên rừng một cách toàn diện, ngoài việc phối hợp với Cục kiểm lâm xây dựng hệ thống bản đồ và số liệu tài nguyên rừng. Viện đã triển khai thực hiện 8 chuyên đề, đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá biến động chất lượng rừng như:

-         Nghiên cứu đánh giá biến động về cấu trúc rừng;

-         Các chỉ tiêu tăng trưởng rừng tự nhiên;

-         Tái sinh phục hồi rừng trên đất trống đồi núi trọc;

-         Đặc điểm lâm học các kiểu rừng phục hồi;

-         Diễn biến tài nguyên động vật rừng;

-                   Diễn biến tình hình côn trùng rừng tự nhiên và sâu bệnh hại rừng trồng;

-         Diễn biến lâm sản ngoài gỗ trên phạm vi toàn quốc

-         Đánh giá biến động tài nguyên rừng qua các giai đoạn 2001-2005.

+ Hệ thống dữ liệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 trên phạm vi toàn quốc, được Viện biên tập, xử lý đáp ứng mục tiêu phục vụ một cách đồng bộ, có hệ thống cho các công trình quy hoạch rừng và sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là cho những tỉnh có diện tích rừng lớn, với việc biên tập thành công bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 trên phạm vi toàn quốc phục vụ cho chuyên ngành lâm nghiệp, lần đầu tiên Viện ĐTQH Rừng nói riêng, ngành lâm nghiệp nói chung có cơ sở bản đồ tỷ lệ 1/50.000 (theo hệ chiếu VN-2000) cơ bản phục vụ cho việc ứng dụng hiệu quả công nghệ GIS vào ngành lâm nghiệp.

+ Chương trình tiếp tục hoàn thiện về phương pháp, hệ thống điều tra rừng liên tục ổn định với 4.200 ô định vị điều tra hai cấp (ô sơ cấp), và 100 ô định vị nghiên cứu sinh thái rừng. Trên cơ sở hệ thống các ô  định vị điều tra rừng của chu kỳ II,

+ Viện đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu, hình thành một hệ thống cơ sở dữ liệu được quản lý trên máy tính với các phần mềm xử lý chuyên dụng. Các dữ liệu được tổ chức trong hệ thống, theo không gian và thời gian, đây là hệ thống mở có khả năng thường xuyên cập nhật, những thông tin này bước đầu đã đáp ứng được những nhu cầu cần thiết cho công tác quản lý tài nguyên rừng.

+ Trên cơ sở thông tin từ các ô định vị, Chương trình đã xác định được trữ lượng cho các trạng thái rừng theo từng tỉnh, vùng và toàn quốc, đây cũng là cơ sở cho việc đề xuất những định hướng phát triển ngành lâm nghiệp trong thời gian tới.

Trong quá trình thực hiện, Viện đã được Bộ NN và PTNT hỗ trợ tăng cường năng lực trên cơ sở Dự án nâng cấp Viện về trang thiết bị. Viện đã tiếp thu, ứng dụng được những công nghệ tiên tiến vào việc thực hiện Chương trình như công nghệ GIS, công nghệ xử lý, giải đoán ảnh số... trên cơ sở đó đã hình thành và hoàn thiện được quy trình công nghệ điều tra theo dõi diễn biến rừng trên phạm vi toàn quốc, (Chi tiết thành quả thực hiện chu kỳ III tại phụ lục 1)

Sau ba chu kỳ thực thi Chương trình, trình độ đội ngũ cán bộ thu thập thông tin ngoài thực địa được nâng cao, những vấn đề vấp phải trong các chu kỳ trước đã giảm dần, hình thành đội ngũ chuyên nghiệp thu thập thông tin từ ô định vị và ô sơ cấp, với những cán bộ có chuyên môn về điều tra rừng và thực vật rừng... Chất lượng của các báo cáo chuyên đề được nâng cao, do đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học đã dần trưởng thành. Công nghệ mới được đưa vào ứng dụng bước đầu đã phát huy hiệu quả. Viện đã có đội ngũ cán bộ có thể đảm đương được các công việc được giao.

Số liệu tài nguyên rừng, đặc biệt là chất lượng rừng đã được phản ảnh trong báo cáo tổng kết Chương trình. Trữ lượng rừng được kiểm tra, đánh giá, thành phần loài cây được tập hợp, với những thông tin thu thập được từ rừng đã là cơ sở đáng tin cậy cho việc hoạch định những chính sách lợi dụng rừng, sử dụng rừng cho kế hoạch 2006-2010. Đặc biệt Chương trình đã đánh giá dự báo được khả năng lợi dụng rừng trong thời gian tới, báo cáo cũng đề xuất những giải pháp quản lý hữu hiệu nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên rừng của Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện Chương trình, Viện đã bước đầu chuyển việc giải đoán ảnh thủ công sang sử dụng các phần mềm chuyên dụng để giải đoán ảnh số trên máy tính cá nhân, đặc biệt sau khi sử dụng hệ thống bản đồ nền đã được số hóa và biên tập cho phù hợp với đặc điểm nhu cầu thông tin của ngành lâm nghiệp, đã tạo điều kiện cho việc đưa công nghệ GIS vào thực tế sản xuất. Việc áp dụng GIS tạo điều kiện cho cập nhật thông tin nhanh hơn, đáp ứng yêu cầu của các nhà quản lý, tăng độ chính xác của công tác đánh giá biến động diện tích rừng trên phạm vi toàn quốc, vùng và tỉnh.

Chương trình đã phối hợp với các tỉnh bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên rừng, làm cơ sở cho việc theo dõi, thống kê, diễn biến diện tích rừng của từng địa phương từ cấp cơ sở. Có 30 tỉnh đã xây dựng được cơ sở dữ liệu dưới sự hỗ trợ của Cục Kiểm lâm, phối hợp với các Chi cục kiểm lâm địa phương và có sự tham gia của Viện Điều tra Quy hoạch rừng. Các tỉnh đã bước đầu xây dựng được cơ sở dữ liệu diện tích rừng cho từng xã, nhằm thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg, ngày 21 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng, thực hiện chủ trương phân cấp quản lý của Chính phủ.

Với kết quả của 3 chu kỳ, Chương trình đã đóng góp cho việc thực hiện thành công công tác kiểm kê rừng (1999) và kiểm kê đất đai (2001). Ngoài ra kết quả của Chương trình còn đóng góp cho việc xây dựng các Dự án và Đề án như: 

+ Dự án quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội, dự án quy  hoạch phát triển lâm nghiệp của các tỉnh, vùng trên toàn quốc.

+ Đề án Phát triển mạnh trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên.

+ Dự án trồng mới 5 triệu ha.

    + Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam thời kỳ 2000-2010.

+ Quy hoạch lâm phận phòng hộ cho các tỉnh và toàn quốc 2000-2010.

          + Những đề xuất và kiến nghị của Chương trình về các biện pháp trong quản lý, sử dụng, phát triển lâu bền và có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên rừng, đã làm căn cứ quan trọng để xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp đến 2010 và những năm sau.

Nhiều thông tin của Chương trình đã được sử dụng trong việc xây dựng các phương án quy hoạch phục vụ Chương trình 661 như quy hoạch 3 loại rừng và quy hoạch đất trống đồi núi trọc tại 40 tỉnh trên cả nước, cung cấp thông tin cho việc xây dựng các Dự án đầu tư rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, quy hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến sản xuất sản phẩm xuất khẩu, Chương trình phát triển Tây Bắc, Tây Nguyên, Đề án phát triển vùng nguyên liệu giấy toàn quốc, Đề án trồng rừng nguyên liệu phục vụ chế biến, sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu thực hiện Chỉ thị 19 của Chính phủ, xây dựng tiêu chí rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.... Thông tin về rừng cũng đã cung cấp cho ngành trong việc chuẩn bị xây dựng chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn 2020.

Kết quả các báo cáo chuyên đề là cơ sở khoa học cho việc quản lý bền vững tài nguyên rừng. Kết quả của Chương trình cũng đã được đưa vào sử dụng cho các công trình nghiên cứu, đào tạo và quy hoạch, các công trình xây dựng, các phương án kinh doanh và quản lý tài nguyên rừng, góp phần tư vấn cho các cơ quan quản lý đề ra những chính sách nhằm quản lý tài nguyên rừng nói riêng và tài nguyên thiên nhiên nói chung một cách hợp lý.

 

 

Print    Share    Tweet    Pin    Gmail
28/11/2014 12:16:10 AM - Lượt xem: 1705
  Bài viết khác
Thành quả Chương trình Điều tra, đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc giai đoạn 2006-2010 (Chu kỳ IV)
Bản đồ hiện trạng rừng các tỉnh; Báo cáo chuyên đề; Báo cáo lâm học Vùng; Số liệu điều tra ô sơ cấp, ô định vị nghiên cứu sinh thái (2006-2010)
Bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng Chu kỳ III
BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TOÀN QUỐC 2005
Số liệu điều tra Tài nguyên rừng Việt Nam
TỔNG HỢP SỐ LIỆU CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ VÀ THEO DÕI DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TOÀN QUỐC 2001-2005

 Banner Tiện ích

  Thông tin - Thông báo

 Dữ liệu ngành

Videos clips
Nông nghiệp chuyển động: Để Luật Lâm ngh ...
Phóng Sự: Tái cơ cấu lâm nghiệp theo hướ ...
Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách: bước ...

Thư viện ảnh
  Vẻ đẹp núi rừng
Sinh cảnh rừng Nam Bộ
Đào tạo, tập huấn
Ảnh vệ tinh SPOT5

 Liên kết - Đối tác

  Thống kê truy cập - Tổng số: 1,284,496 Lượt xem
Trực tuyến : 111 Hôm nay : 346
Tháng này: 27,428 Năm nay: 133,578

  Liên kết mạng xã hội

VIỆN ĐIỀU TRA QUY HOẠCH RỪNG
Địa chỉ: Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Ha Nội - Việt Nam
Điện thoại: +84.04.8613858 - Fax: +84.04.8612881
Email: fipivn@hn.vnn.vn - Website: http://www.fipi.vn
Đơn vị xây dựng và phát triển: www.ntssvn.com