Thông tin về một số hoạt động của dự án tăng cường Lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam
|
Dự án “Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam” (CFM2) là pha II của Dự án thí điểm lâm nghiệp cộng đồng do Quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp tài trợ đã thực hiện trong giai đoạn 2006-2009.
Dự án “Tăng cường lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam” (CFM2) là pha II của Dự án thí điểm lâm nghiệp cộng đồng do Quỹ ủy thác ngành lâm nghiệp tài trợ đã thực hiện trong giai đoạn 2006-2009
Dự án thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng 12/2013 tại Hà Nội thông qua văn phòng BQLDATƯ đặt tại Viện Điều tra Quy hoạch rừng (FIPI), Bộ Nông nghiệp và PTNT, dự án được triển khai ở 9 tỉnh gồm: Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, và Đắk Nông.
Dự án nhằm đạt mục tiêu chính là tạo điều kiện thúc đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương vào việc quản lý tài nguyên rừng tự nhiên một cách công bằng và bền vững về mặt sinh thái; góp phần nâng cao thu nhập và giảm nghèo đối với những cộng đồng sống dựa vào rừng. Từ đó, các mục tiêu cụ thể của dự án là: (i) Tổng kết, đánh giá mô hình của các dự án lâm nghiệp cộng đồng đã và đang được áp dụng để tài liệu hóa, phổ biến và nhân rộng các bài học kinh nghiệm.(ii) Củng cố các hoạt động có hiệu quả, các mô hình đã thành công của dự án “Chương trình thí điểm LNCĐ” pha 1 để đạt được tính bền vững và công bằng xã hội ở mức cao hơn. (iii) Hoàn thiện và thể chế hóa một số văn bản quy phạm pháp luật hỗ trợ cho việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam bao gồm các hướng dẫn kỹ thuật LNCĐ, Quyết định của Bộ về việc triển khai LNCĐ và dự thảo sơ bộ Nghị định của Chính phủ. (iv) Nâng cao năng lực quản lý rừng cộng đồng và nâng cao năng lực/ nhận thức kiến thức của các bên có liên quan về FPES, REDD, FLEGT và rừng cộng đồng có liên quan đến quản lý lâm nghiệp và công bằng xã hội. (v) Xây dựng hệ thống quản lý kiến thức về Lâm nghiệp cộng đồng, phục vụ các tổ chức cá nhân làm việc tại hiện trường hoặc làm công tác nghiên cứu và đào tạo, học tập trong và ngoài nước; bao gồm cả quá trình ứng dụng thực tiễn của cán bộ lâm nghiệp các cấp, các cộng đồng địa phương và đông đảo người dân.
|
|
|
07/02/2015 9:12:45 AM - Lượt xem: 2038
|
|
Bài viết khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Hội thảo Tập huấn "Đánh giá các phương pháp tính sinh khối và lập bản đồ các bon rừng"
Từ ngày 21 đến 24/7/ 2015 tại khách sạn Melia Hà Nội và VQG Ba Vì, Viện Điều tra, Quy hoạch rừng kết hợp với Chương trình SilvaCarbon tổ chức Hội thảo tập huấn “Đánh giá các phương pháp tính sinh khối và lập bản đồ các bon rừng”. Hội thảo tập huấn đã thu hút 21 học viên từ các đơn vị, phòng ban của Viện Điều tra, Quy hoạch rừng và một số cơ quan khác trong ngành Lâm nghiệp như: Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tập huấn "Xây dựng báo cáo điều tra rừng"
Từ ngày 27 đến 30/7/ 2015 tại khách sạn Quân Đội Hà Nội, Viện Điều tra, Quy hoạch rừng kết hợp với Chương trình Silvacarbon tổ chức lớp Tập huấn “Xây dựng báo cáo điều tra rừng”. Hội thảo tập huấn đã thu hút 15 học viên từ các đơn vị, phòng ban của Viện Điều tra, Quy hoạch rừng.
|
|
|
Tập huấn "Phương pháp dự báo trong Lâm nghiệp"
Ngày 27, 28 và 29 tháng 9 năm 2013, tại thành phố Hải Phòng Dự án “Đối tác thể chế tăng cường năng lực dự báo cho ngành Lâm nghiệp Việt Nam” đã tổ chức lớp tập huấn “Phương pháp dự báo trong Lâm nghiệp”
|
|
|
Hội thảo "Dự báo trong ngành Lâm nghiệp"
Ngày 28 - 29 tháng 8 năm 2013, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Dự án “Đối tác thể chế tăng cường năng lực dự báo cho ngành Lâm nghiệp Việt Nam” đã tổ chức thành công Hội thảo “Dự báo trong ngành Lâm nghiệp: thực trạng và nhu cầu phát triển”.
|
|
|
|
|
|
Hội thảo xác định nhu cầu thông tin về điều tra rừng
Trong hai ngày 6-7/8/2013, tại khách sạn Melia Hà Nội, Bộ NN&PTNT đã tổ chức thành công hội thảo “Xác định nhu cầu thông tin về điều tra rừng”. Hội thảo có sự tham gia của Tổng cục lâm nghiệp, tổ chức Silvacacbon, tổ chức USAID và Viện Điều tra QHR đồng tổ chức.
|
|
|
Dự án NFA FAO/Phần Lan
Nhằm nâng cao chất lượng số liệu, tài liệu và thông tin về tài nguyên rừng trên cơ sở nâng cao năng lực, cải tiến về phương pháp tiếp cận thực hiện công tác điều tra, đánh giá, theo dõi tài nguyên rừng và công tác điều tra, kiểm kê rừng đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế xã hội và tiến trình quốc tế cũng như kết nối với các chương trình liên quan đến biến đổi khí hậu, một dự án quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật cho công tác điều tra, theo dõi tài nguyên rừng được xác định là cần thiết.
|
|
|
|
|
|