Ngày 13-14 tháng 6 năm 2013 tại Tam Đảo – Vĩnh Phúc, được sự đồng ý của Tổng cục Lâm nghiệp, Dự án “Hỗ trợ Chương trình đánh giá và theo dõi lâu dài tài nguyên rừng và cây phân tán toàn quốc (NFA)” phối hợp với Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã tổ chức thành công Hội thảo “Điều tra và Theo dõi lâu dài Tài nguyên rừng Toàn quốc tại Việt Nam”.
Ngày 13-14 tháng 6 năm 2013 tại Tam Đảo – Vĩnh Phúc, được sự đồng ý của Tổng cục Lâm nghiệp, Dự án “Hỗ trợ Chương trình đánh giá và theo dõi lâu dài tài nguyên rừng và cây phân tán toàn quốc (NFA)” phối hợp với Viện Điều tra Quy hoạch rừng đã tổ chức thành công Hội thảo “Điều tra và Theo dõi lâu dài Tài nguyên rừng Toàn quốc tại Việt Nam”.
Mục tiêu của Hội thảo là giới thiệu các phương pháp và cách tiếp cận mới trong điều tra theo dõi tài nguyên rừng toàn quốc và mong nhận được các ý kiến góp ý của các nhà khoa học, các chuyên gia và cán bộ quản lý các cấp để hoàn thiện các phương pháp về thiết kế rút mẫu trong điều tra rừng, xây dựng bản đồ trữ lượng và các bộ chỉ số và phương pháp điều tra kinh tế xã hội gắn với theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong chương trình Điều tra theo dõi đánh giá tài nguyên rừng toàn quốc. Kết quả của Hội thảo sẽ góp phần xây dựng đề xuất Khung Điều tra Theo dõi Đánh giá lâu dài tài nguyên rừng toàn quốc trong giai đoạn tiếp theo tại Việt Nam cũng như hỗ trợ cho Dự án Tổng Điều tra Kiểm kê rừng Toàn quốc.
Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu:
Đại diện các Cục Vụ thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp, đại diện các Sở Nông nghiệp PTNT, Sở Tài nguyên Môi trường các tỉnh Cà Mau, Lâm Đồng, Kon Tum, Đắk Lăk, Gia Lai, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lào Cai. Các nhà khoa học, các chuyên gia đến từ các Bộ, ngành Trung ương, các Viện nghiên cứu, các Trường đại học, các Tổ chức phí chính phủ trong và ngoài nước (FAO, METLA Phần Lan, SNV,…), các chương trình dự án ODA liên quan tại Việt Nam.
Hội thảo đã nghe trình bày báo cáo và thảo luận thống nhất các điểm sau:
+ Chương trình Điều tra và Theo dõi lâu dài Tài nguyên rừng tại Việt Nam rất cần phải được tiếp tục thực hiện sau khi kết thúc Chương trình Điều tra, Kiểm kê rừng vào năm 2016.
+ Hoàn thiện các phương pháp về thiết kế rút mẫu trong điều tra rừng, xây dựng bản đồ trữ lượng và các bộ chỉ số và phương pháp điều tra kinh tế xã hội gắn với theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
+ Xem xét khả năng hỗ trợ cho Chương trình Điều tra, Kiểm kê rừng trong giai đoạn sắp tới.
Một số hình ảnh tại Hội thảo: