Thứ bảy ngày cuối tuần, sáng ra trời mưa như trút. Tôi đang ngái ngủ thì nhận được điện thoại của Ban phụ huynh thông báo “ Lịch tham quan của các con không thay đổi”. Úi, mưa gió không đúng lúc rồi.
Thứ bảy ngày cuối tuần, sáng ra trời mưa như trút. Tôi đang ngái ngủ thì nhận được điện thoại của Ban phụ huynh thông báo “ Lịch tham quan của các con không thay đổi”. Úi, mưa gió không đúng lúc rồi.
Đến cơ quan đúng 7 giờ sáng, tới nơi tôi thấy một số gia đình đã có mặt. Khoảng hơn 7 giờ, trời bắt đầu sáng dần lên và xuất hiện ánh nắng mặt trời (mãi sau tôi mới biết chị Bình trưởng đoàn tham quan là dân khí tượng thủy văn, hèn nào…). Do ảnh hưởng của thời tiết nên đoàn kéo dài thời gian tập trung, muộn hơn nửa tiếng so với thời gian dự kiến. Mặc dầu vậy, bầu nhiệt huyết của khách vẫn không giảm chút nào.
Đồng hồ chỉ sang 8 giờ, Đoàn bắt đầu tham quan. Vì bố mẹ các cháu muốn được nghe cán bộ Bảo tàng thuyết minh nên chia đoàn thành 2 nhóm hoạt động.
Nhóm 1: Tham quan các mẫu vật trưng bày trong nhà.
Vừa kết hợp thuyết minh, nêu câu hỏi dẫn dắt các cháu tìm hiểu, khám phá về loài động vật có vú lớn nhất ở trên cạn (Tuổi thọ của Voi, thời gian mang thai của voi mẹ, ngà của voi được hình thành từ bộ phận nào trên cơ thể của nó…)
Tìm hiểu về tác dụng của rừng qua phòng sinh thái. Rừng cân bằng môi trường sống của chúng ta, điều hòa khí hậu, cung cấp lâm sản, thực phẩm….
Sự tò mò của các cháu dồn hết vào phòng trưng bày mẫu côn trùng. Những câu hỏi ngây thơ, những ánh mắt ngập ngừng của các cháu níu chân bố, mẹ đứng lâu hơn. Các cháu đã nhận ra được một số loài côn trùng quen thuộc như chuồn chuồn, ong, bướm, ve sầu, dán…
Phòng trưng bày lớp thú đa dạng, phong phú. Các cháu rất tò mò khi được giới thiệu về một số đặc điểm của loài Thú ăn thịt hổ, báo, gấu… cũng như tại sao răng của bộ gặm nhấm luôn dài ra…
Phòng trưng bày các mẫu chim gây nhiều tranh cãi cho các bạn nhất. Loài chim nào bay cao nhất, loài chim nào bay xa nhất, sao chim không có răng …
Nhóm 2: Tìm hiểu về đặc điểm của cây qua khu “ Rừng” của Bảo tàng.
Xuyên suốt trong khu rừng, các bạn được hít thở bầu không khí trong lành, lắng nghe tiếng chim hót, tiếng ve sầu kêu, được ngắm cảnh rừng buổi sáng thật đẹp.
Sau đó các bạn đã được nêu các câu hỏi, gợi ý để trả lời “Vì sao cây xanh được xem như lá phổi của con người” “ Vì sao nói rừng là ngôi nhà của các loài động vật”…
Vào rừng các bạn còn tranh thủ nhặt một số lá rừng để làm đề tài cho hoạt động vẽ tranh
Trò chơi tô, vẽ lá cây
Trò chơi truyền tin
Hơn 11 giờ 30 sau khi hoán đổi hoạt động cho nhau, cả hai nhóm đã hoàn thành. Gương mặt nhóm nào cũng vô cùng thích thú và thỏa mãn.
Với phương châm ”Học mà chơi, chơi mà học” các cháu đã có một buổi trải nghiệm đầy ý nghĩa. Chia tay Bảo tàng với nhiều lời hứa của các gia đình, sẽ trở lại thăm Bảo tàng trong thời gian tới.
Tin hoạt động Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam