Bay thử nghiệm thành công máy bay không người lái tại Tây Nguyên
|
Lần bay thử nghiệm này có 06 chiếc máy bay (trong tổng số 20 chiếc máy bay đã sản xuất) thuộc 05 loại máy bay do Viện Công nghệ không gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo. Trong đó có 01 chiếc (loại máy bay AV.UAV.S2) được lắp thêm thiết bị chụp phổ phản xạ, là loại thiết bị nghiên cứu do Viện Công nghệ Vũ trụ thuộc Viện HLKHCNVN chế tạo.
Lần bay thử nghiệm này có 06 chiếc máy bay (trong tổng số 20 chiếc máy bay đã sản xuất) thuộc 05 loại máy bay do Viện Công nghệ không gian thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo. Trong đó có 01 chiếc (loại máy bay AV.UAV.S2) được lắp thêm thiết bị chụp phổ phản xạ, là loại thiết bị nghiên cứu do Viện Công nghệ Vũ trụ thuộc Viện HLKHCNVN chế tạo.
Tham dự và chỉ đạo chương trình bay thử nghiệm có GS. Châu Văn Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ nhiệm chương trình “Tây Nguyên 3”; đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên Trung ương Đảng - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; đồng chí Huỳnh Đức Hòa - Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng; Trung tướng Trần Xuân Hòa - Phó Trưởng Ban, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ; đại diện lãnh đạo các đơn vị của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; đại diện Ban Chủ nhiệm chương trình “Tây Nguyên 3”, cùng đông đảo các nhà khoa học.
Theo như kế hoạch đã lập, 06 chiếc máy bay sẽ liên tục bay trong 03 ngày từ 17 đến 19/05/2013 tại tỉnh Lâm Đồng để tiến hành ghi lại hình ảnh động về hiện trạng tài nguyên rừng, mặt nước tại tỉnh Lâm Đồng với khoảng hơn 10.000 bức ảnh chụp độ phân giải cao tại các tọa độ được định trước để đối chiếu với kết quả thu được từ vệ tinh viễn thám, giúp các nhà khoa học có đủ số liệu tin cậy, bổ sung cho quá trình nghiên cứu, tính toán và dự báo trong các chuyên đề.
DSC 1759
Máy bay không người lái bay ổn định trên bầu trời
Ngày 18/05/2013, máy bay AV.UAV.S2 mang theo camera, máy ảnh chuyên dụng và thiết bị đo phổ kế phản xạ đã bay trên bầu trời Tây Nguyên (địa giới hành chính huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng), tiến hành ghi hình, chụp ảnh và đo phổ các đối tượng tự nhiên trên mặt đất để chuẩn hóa số liệu ảnh viễn thám thu được từ vệ tinh.
Những dữ liệu hình ảnh chất lượng đầu tiên được truyền thời gian thực về trung tâm xử lý ảnh mặt đất. Máy ảnh chuyên dụng có độ phân giải trên 20 megapixel, tốc độ chụp 5 ảnh/giây được đặt chế độ chụp tự động đặc tả vùng rừng, thảm thực vật, mặt nước theo đúng hành trình mà máy bay tác nghiệp. Đặc biệt máy đo phổ kế phản xạ (do Viện Công nghệ Vũ trụ chế tạo) đã được các nhà nghiên cứu Viện Công nghệ Vũ trụ kết hợp với Viện Công nghệ không gian tối ưu hóa với kích thước nhỏ gọn, phù hợp cho việc lắp đặt trên máy bay không người lái AV.UAV.S2 và để triển khai hàng loạt các phép đo cho việc thu thập, xây dựng nguồn thư viện dữ liệu phổ phục vụ khoa học viễn thám thuộc Chương trình “Tây Nguyên 3” và các chương trình nghiên cứu khoa học ứng dụng khác.
Ảnh được chụp từ máy ảnh chuyên dụng gắn trên máy bay
Ảnh không gian khu vực Lạc Dương - Lâm Đồng được ghép từ nhiều tấm ảnh nhỏ
do máy ảnh chuyên dụng gắn trên máy bay chụp
Quá trình thử nghiệm đã giúp nhóm đề tài có thêm điều kiện đánh giá độ ổn định của máy bay không người lái và khả năng thích nghi của những tổ hợp máy bay này trong môi trường không khí rất loãng ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Đặc biệt các máy bay cũng đã có sự trải nghiệm trong môi trường bay rất khắc nghiệt, mây dày đặc, nhiều sấm sét, gió xoáy, gió lốc, gió “thăng”, “giáng” tại Đà Lạt. Thực tế đã chứng minh là các máy bay đã hoạt động hiệu quả, chưa có bất kỳ sự trục trặc kỹ thuật nào trong suốt quá trình thử nghiệm.
Chương trình bay thử nghiệm thành công tại Tây Nguyên lần này đã tạo tiền đề quan trọng không chỉ để có thêm các thông số hoàn thiện công nghệ chế tạo các thế hệ khác nhau cho máy bay không người lái do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo mà còn cho thấy khả năng có thể sớm đưa các sản phẩm khoa học công nghệ cao vào ứng dụng thực tiễn cho nhiều mục đích khác nhau bởi hiệu quả sử dụng cao, giá thành sản xuất thấp, tính ứng dụng linh hoạt, đa dạng và tiện ích của các máy bay không người lái được chủ động sản xuất ở trong nước. Việc bay thử nghiệm thành công tại Tây Nguyên còn có ý nghĩa đặc biệt chào mừng ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5) và Kỷ niệm 38 năm ngày thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (20/5/1975-20/5/2013).
Một số hình ảnh khác tại buổi bay thử nghiệm:
DSC 1728
DSC 1767
Theo http://vast.ac.vn
|
|
|
06/02/2015 11:38:37 AM - Lượt xem: 1369
|
|
Bài viết khác
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kết quả làm việc của đoàn công tác số 3 viện Điều tra, Quy hoạch rừng với ban chỉ đạo kiểm kê rừng các tỉnh về kế hoạch điều tra, kiểm kê rừng năm 2014 - 2015
Nhằm triển khai hiệu quả, đảm bảo tiến độ, chất lượng Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc, kế hoạch 2014-2015; từ ngày 9 đến 13/11/2014, Viện Điều tra, Quy hoạch rừng tổ chức đoàn công tác do TS. Nguyễn Huy Dũng – Phó Viện trưởng làm trưởng đoàn đến làm việc tại các tỉnh Hà Nam, Hải Phòng, Nam Định và Thái Bình.
|
|
|
KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC SỐ 1 VIỆN ĐIỀU TRA, QUY HOẠCH RỪNG VỚI BAN CHỈ ĐẠO KIỂM KÊ RỪNG CÁC TỈNH VỀ KẾ HOẠCH ĐIỀU TRA, KIỂM KÊ RỪNG NĂM 2014-2015
Thực hiện Quyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016; Quyết định số 4590/QĐ-BNN-TCLN ngày 23/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc giao nhiệm vụ các đơn vị tổ chức thực hiện điều tra, kiểm kê rừng tại 25 tỉnh giai đoạn 2014-2015, Viện Điều tra, Quy hoạch rừng tổ chức đoàn công tác đến làm việc với Ban chỉ đạo kiểm kê rừng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc, từ ngày 04 đến ngày 13/11/2014.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phát hiện 2 loài Thạch sùng ngón mới tại vùng núi đá vôi thuộc tỉnh Hòa Bình
Dựa vào sự sai khác về hình thái và di truyền trong giống thạch sùng ngón (Cyrtodactylus), các nhà khoa học của Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Tây Bắc, Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, Vườn thú Kӧlner (Đức) đã mô tả và công bố hai loài Thạch sùng ngón mới trên tạp chí quốc tế Zootaxa (số 3985 (3), trang 375-390, năm 2015)
|
|
|
|
|
|
Gặp mặt nhân kỷ niệm 55 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam
Sáng 28/11/2014 tại trụ sở Viện Điều tra, Quy hoạch rừng, Tổng cục Lâm nghiệp và Viện Điều tra, Quy hoạch rừng đã phối hợp tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 55 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959 – 28/11/2014). Đến dự buổi gặp mặt có lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo và lão thành lâm nghiệp qua các thời kỳ, đại diện các cơ quan, đơn vị trong ngành lâm nghiệp, các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế, cùng cán bộ, công chức, viên chức của Tổng cục Lâm nghiệp và Viện Điều tra, Quy hoạch rừng.
|
|
|
|
|
|